Biện pháp thi công làm mái tôn chống nóng đơn giản và hiệu quả nhất

Biện pháp thi công làm mái tôn chống nóng đơn giản và hiệu quả nhất

Mái tôn chống nóng đang được quan tâm và sử dụng với mục đích giảm nhiệt cho ngôi nhà. Vậy quy trình thi công làm mái tôn chống nóng an toàn và hiệu quả là thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mái tôn chống nóng là gì?

Mái tôn chống nóng là tôn lợp mái có khả năng chống nóng cho ngôi nhà, có cấu tạo 3 lớp: lớp tôn kẽm mạ màu,  lớp PU và lớp PP/PPV.

Biện pháp thi công làm mái tôn chống nóng đơn giản và hiệu quả nhất

  • Lớp tôn kẽm mạ màu: Là lớp tôn mặt trên có cấu tạo như tôn thường, làm mái che và chống nước dột cho nhà hoặc công trình.

  • Lớp PU: dùng để cách âm, cách nhiệt và chống nóng

  • Lớp PP/PVC: Lớp màng PP/PVC (Polypropylene/Polyvinylchoride) được cán đều lên trên 2 mặt tôn. Lớp PP có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên tới 100 độ C, không bị nóng chảy hoặc hư hỏng, khả năng chống thấm tốt. Lớp PVC có độ sáng mịn và màu tươi sáng tạo độ thẩm mỹ cao, có thể làm trần, nội thất.

Có thể bạn quan tâm :

Quá trình thi công làm mái tôn chống nóng đơn giản và hiệu quả nhất

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu và các dụng cụ thi công lợp mái tôn chống nóng

Trước khi làm mái tôn chống nóng, cần xác định bản vẽ chi tiết thiết kế của mái nhà cần lợp, chọn kiểu cán sóng tôn và màu sắc phù hợp. Bên cạnh tính toán chính xác số lượng tôn cần sử dụng theo diện tích mái, cần tính số lượng phụ kiện như xà gồ, máng xối, sườn phào, úp nóc, ốp viền,…

Biện pháp thi công làm mái tôn chống nóng đơn giản và hiệu quả nhất

Chuẩn bị dụng cụ thi công, vít lợp mái, ke chống bão mái tôn và dụng cụ vệ sinh mái tôn sau khi thi công.

Bước 2: Thi công xà gồ hệ khung mái để lợp tôn chống nóng

Bên cạnh dựa vào bản vẽ thiết kế nên lưu ý:

Xác định khoảng cách xà gồ, độ dày xà gồ và độ dốc mái phù hợp với thiết kế và yêu cầu của công trình.

Độ dốc mái bằng hoặc lớn hơn 15%.

Bước 3: Lắp đặt các viền bao quanh

Sử dụng đinh đóng mái 5 – 7cm để cố định viền mái và mái hắt xung quanh chu vi mái nhà. Nếu mái nhà có máng nước nên đặt viền mái chồng lên các cạnh mái. Cách lợp mái tôn chống nóng đúng là phải đặt các viền mái, mái hắt vào các vị trí chính xác nhất đảm bảo  mái nhà vững chắc.

Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp chống nóng mái tôn

Bước tiếp trong cách lợp mái tôn chống nóng là lắp đặt các tấm lợp lên mái nhà. Nên bắt đầu lắp từ đỉnh cao nhất của mái nhà đến mép mái. Chú ý tấm đầu tiên cần đặt nhô ra khỏi mái ít nhất  2.0 cm, tấm lợp tiếp theo phải gối lên nhau ít nhất 2.54 cm.

Biện pháp thi công làm mái tôn chống nóng đơn giản và hiệu quả nhất

Để bịt kín điểm nối giữa các tấm tôn, lấy hạt silicon hoặc keo silicone đặt lên điểm nối của hai tấm tôn trước khi đặt tấm tôn tiếp theo xuống, giúp các điểm nối siết chặt hơn với nhau, không gây ra dột cho ngôi nhà của bạn.

Bước 5: Lắp đặt viền mái, sườn phào và các tấm che khe nối

Tấm che khe nối được đặt lên các khe trên mái tôn giúp che đi các vết nối ghép trên mái tôn, che bụi, che mưa ngấm vào trong nhà, làm hư hại lớp cách nhiệt, đảm bảo tính thẩm mỹ tổng thể cho mái tôn.

Biện pháp thi công làm mái tôn chống nóng đơn giản và hiệu quả nhất

Bước 6: Hoàn thành quá trình thi công, kiểm tra và dọn vệ sinh khu vực thi công

Để tránh những sai sót trong quá trình thi công mái tôn chống nóng, khi hoàn thành quá trình lắp đặt, cần kiểm tra lại toàn bộ mái (cả trong và ngoài). Đồng thời dọn dẹp sạch tất cả mạt sắt và đinh vít tránh làm hư hại mái tôn.

Những lưu ý trong cách làm mái tôn chống nóng

  • Nên vệ sinh mái tôn thường xuyên bằng cách xả nước rửa mái tôn định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần

  • Không để các loại chất thải rắn, xi măng, sắt thép, chất hóa học ăn mòn tiếp xúc với bề mặt tôn.

  • Không sử dụng các chất tẩy rửa, xăng dầu trên bề mặt tôn, làm mất màu tôn, ăn mòn, hỏng tôn.

  • Không kéo lê những đồ vật cứng và nặng trên bề mặt tôn, những vết xước sẽ là nguyên nhân làm han gỉ tôn.

  • Không đặt những nguồn nhiệt có thể gây cháy gần lớp PU của tôn chống nóng như: bát hương bàn thờ, bếp, ổ điện, thiết bị điện cũ vẫn đang sử dụng, xăng dầu, giấy, …

Share this post

Post Comment