Ngoài cách lợp tôn đúng kỹ thuật, các lưu ý trong bảo quản tôn cũng là giải pháp đảm bảo mái tôn vừa bền vừa đẹp.
Tôn lợp là sự lựa chọn tối ưu của nhiều công trình bởi tính thẩm mỹ và độ bền cao, tuổi thọ lâu dài, dễ dàng thi công lắp đặt, khả năng chống nóng tốt…là loại vật liệu đa dạng màu sắc, mẫu mã, đáp ứng được sở thích và nhu cầu đại đa số đối tượng người tiêu dùng.
Làm sao để bảo quản tôn đúng cách?
Bảo quản tôn đúng cách giúp mái nhà lợp tôn luôn bền đẹp. Vậy làm sao để bảo quản tôn trong nhà kho đúng cách?
-
Tôn được lưu giữ trong nhà hoặc kho khô ráo, thoáng mát, không ẩm ướt, ngập nước, có hóa chất hơi mặn (muối, nước biển…), không để các kiện tôn tấm ở ngoài công trường.
-
Tôn nên được sử dụng trong vòng 12 tiếng khi mang ra ngoài môi trường,không được xếp chồng cuộn tôn 2 lớp.
Bảo quản tôn bằng cách đặt tôn cách nền 10 – 30cm
-
Nếu tôn bị ướt, dùng khăn lau khô rồi xếp chồng tôn lên nhau.
-
Tôn nên bọc bằng giấy nhựa chống thấm nước và đặt cách nền nhà từ 10cm đến 30cm theo chiều nghiêng tránh tình trạng ẩm ướt.
-
Trong quá trình lưu kho, không để bao bì bị rách thủng, tránh để tôn gần những nơi có nhiệt độ cao, ảnh hưởng tới lớp mạ của tôn.
Có thể bạn quan tâm :
- Tại sao nên sử dụng tôn để lợp mái nhà bạn?
- Biện pháp thi công làm mái tôn chống nóng đơn giản và hiệu quả nhất
- Mách bạn cách chống ồn nhà mái tôn siêu đơn giản
Bảo quản tôn lợp mái trong quá trình cán sóng
Khi cán sóng tôn, cần chú ý các vấn đề:
-
Cân chỉnh khe hở của trục cán cho phù hợp với độ dày tôn
-
Khi gia công đặc biệt như cán sóng seamlock, kliplok, sóng ngói, diềm, máng xối… nên lựa chọn tôn có độ cứng và độ bền kéo thích hợp
-
Không sử dụng dung dịch bôi trơn khi cán cách nhiệt
-
Không cán những tấm tôn có bán kính sóng quá nhỏ, làm nứt lớp màng sơn bảo vệ mặt tôn.
Bảo quản tôn lợp mái trong quá trình thi công và lắp đặt
Bên cạnh thi công lắp đặt mái tôn đúng kỹ thuật, để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho mái tôn, cần chú ý các điểm sau:
-
Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ và đưa tôn lên mái, tuyệt đối không kéo trượt tấm tôn làm xước sơn, làm bẩn hoặc hỏng tấm lợp, tăng nguy cơ rỉ sét mái tôn.
-
Trong quá trình thi công, lắp đặt, nên sử dụng kéo để cắt tôn, tuyệt đối không sử dụng đá cắt để cắt tôn vì những mạt sắt sẽ gây rỉ sét, ảnh hưởng tuổi thọ mái tôn.
-
Khi bắn vít nên bắn vít vuông góc với bề mặt tấm tôn. Sử dụng vít bắn có độ bền tương đương tôn, vít bắn tôn phải gioằng bằng nhựa hoặc cao su tổng hợp.
Bắn vít cần vuông góc với bề mặt tôn
-
Sử dụng keo silicon trung tính giúp độ bám dính tốt. Dùng dầu thông tự nhiên hay dầu trắng shell và khăn khô để làm sạch bề mặt cần dán keo.
-
Không sử dụng những thanh đà đã qua xử lý bằng các chất có chứa đồng, crôm sẽ gây ra hiện tượng rỉ sét ăn mòn lan rộng. Bên cạnh đó, đối với tôn lạnh màu, tôn kẽm màu không nên sử dụng mặt sơn lưng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, mưa gió…
-
Sau khi thi công xong, nên dọn dẹp hết mạt sắt, đinh vít còn sót lại trên mái tôn.
-
Cần có biện pháp bảo dưỡng mái tôn hàng năm để mái tôn đẹp bền lâu.